Rau rớn (đặc sản Lai Châu) vốn là thức ăn quen thuộc của một số dân tộc ở Việt Nam, rau dớn là loại rau chính ăn trong mùa xuân của người Cơ Tu. Vào những ngày cuối năm, người Cơ Tu cũng vào rừng hái rau dớn về để dành ăn trong dịp Tết. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là vua của các loại rau, nó giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các lễ hội. Mỗi lần tổ chức lễ hội của gia đình hay cộng đồng, người dân tộc tranh thủ vào rừng hái rau dớn để chế biến thức ăn.
RAU RỚN
Rau rớn có ngoại hình bên ngoài gần giống cây dương sỉ, nhưng kích thước nhỏ hơn cây dương xỉ với cành dài lá nhỏ xòe trên đầu cây ra xung quanh, những cành lá già gần gốc có màu đen giống cơm cháy, những cành lá non mọc lên từ giữa gốc tạo thành khoảng từ hai đến ba cái cần với độ dài có thể lên đến nửa mét, đầu cong như móc câu còn những nhánh lá non vươn thẳng lên, thân hình bụ bẫm, phần trên cùng uốn lại như vòi voi.Rau dớn có vị hơi nhớt. Lá rau dớn xanh mượt, lá mọc so le, hình ngọn giáo, thông thường thì đoạn vòi cuốn, hình dạng như cái vòi voi, chưa mọc lá thì sử dụng trong ẩm thực ngon, loại rau này mau hư và dập rau chịu đất ẩm, mọc quanh khe đá, bờ rừng.
Rau rớn vốn là thức ăn quen thuộc của một số dân tộc ở Việt Nam. Đối với nhiều tộc người, rau rớn là vua của các loại rau, nó giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các lễ hội. Mỗi lần tổ chức lễ hội của gia đình hay cộng đồng, người dân tộc tranh thủ vào rừng hái rau rớn để chế biến thức ăn.
Tính vị:
- Rau rớn là loại rau có tính mát.
Công dụng:
- Lợi tiểu, chống táo bón, rau có thể phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt
- Chữa các bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng.
- Ăn rau rớn sẽ làm máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận trường và làm dịu đau lưng.
- Rau rớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng, và giúp dễ ngủ, ngủ sâu, giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Rau rớn được sử dụng làm rau ăn ở nhiều nước. Người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, cũng có thể dùng ăn sống.
CÁCH CHỌN SẢN PHẨM NGON
Để có sản phẩm tươi ngon, không độc hại, tốt nhất bạn hãy "chọn mặt gửi vàng, nhìn người bán mà mua" mua hàng của người bán có uy tín, chuyên nghiệp để không phải sản phẩm độc hại mất tiền oan.
Rau rớn được dùng để chế biến các món ăn như:
- Rau rớn luộc: Đây là cách chế biến đơn giản nhất. Món này giàu dinh dưỡng có hương vị thơm ngon với màu xanh mướt, vừa giòn sần sật, vừa có vị ngọt, vị chua chát... Trước khi luộc nên ngâm rau với nước muối pha loãng để tiệt trứng côn trùng bám vào lá. Không nên luộc quá chín, rau sẽ bị nhũn, mất đi hương vị của nó. Do vậy khi nước vừa sôi lên, nhanh tay cho rau vào đảo đều rồi vớt ra ngay để ráo, rau xanh rất bắt mắt. Đĩa rau luộc chấm với chén nước mắm thật ngon, cho thêm vài ánh tỏi giã dập, vài lát ớt hiểm là cũng đủ ngất ngây..
- Rau rớn trộn tôm thịt: Dùng tôm sông và thịt ba chỉ xắt hạt lựu ướp với hành tím băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt, tiêu trộn đều lên khoảng vài phút. Sau đó phi hành lên thật thơm rồi cho tôm, thịt vào xào chín. Rau rớn trước khi trộn cũng cần luộc sơ qua. Khi tôm thịt đã chín và thấm đều gia vị, cho rau vào chảo đảo đều. Để món rau rừng thêm hấp dẫn và thơm ngon hơn, rắc lên trên bề mặt ít lạc rang giã dập.
- Rau rớn xào: Rau dớn tươi rửa sạch, trần sơ qua nước sôi và vớt ra để ráo. Phi thơm tỏi giã dập, cho rau vào đảo đều năm phút và bắc xuống nêm gia vị cho vừa ăn rồi đơm ra đĩa. Với món dớn xào tỏi hay xào chung với thịt bò, thịt lợn… thì đừng quên rắc thêm ít hạt mắc khẻn, thứ hạt tiêu thơm lựng mang hương vị đặc trưng của núi rừng. Mùi thơm hăng hắc của hạt tiêu bám vào từng ngọn rau xanh biếc, giòn giòn còn vương chút nhớt đọng lại nơi đầu lưỡi như tôn thêm vị thơm ngon nguyên sơ và đậm đà, khác hẳn những loại rau công nghiệp nơi phố thị.
- Nộm rau rớn( gỏi): Để làm món nộm rau rớn ngon nên chọn lấy phần ngọn non, các lá bánh tẻ, rửa sạch và phơi nắng cho tái. Đun nước cho thật sôi, to lửa rồi bỏ rau vào, lật lên khi nước vừa sôi thì vớt ra, để vào rổ cho ráo nước. Khi luộc rau không đậy vung nồi vì nếu đậy vung rau sẽ mất màu xanh. Lúc này ta chuẩn bị các phụ gia: lạc rang bỏ lớp vỏ ngoài giã nhỏ; chanh, ớt, gừng, tỏi đập nhỏ, một chút bột canh, mì chính. Rau dớn được trộn đều, nhẹ tay với các loại gia vị và để khoảng 5 phút cho ngấm rồi rắc lạc rang lên trên bày ra đĩa. Để cho thêm ngon mắt có thể trang trí bằng rau thơm, ớt quả. Món nộm rau dớn khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của các loại rau, vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn một chút vị cay của ớt.
- Canh chua rau rớn: Ninh xương để lấy vị ngọt của xương, sau đó ta cho me chua đun cùng. Đun tiếp đến khi nước sôi thì thả rau rớn vào lật qua, khi nước vừa sôi thì tắt bếp kẻo rau bị nhừ. Cho hành vào để làm dậy nên mùi thơm của món ăn.
Facebook giới thiệu sản phẩm: raurunggiasi.com
No comments:
Post a Comment